SUCRALOSE LÀ GÌ?

Bạn đã bao giờ suy nghĩ rằng đường trong nước ngọt giải khát thường ngày bạn uống, bánh kẹo bạn ăn vặt mỗi ngày, viên kẹo bạn mua ở cửa hàng nó lại ngọt như vậy và loại đường gì chứa trong những sản phẩm đó chưa? Cùng theo chân Aroma để tìm hiểu nhé!

 

Hiện nay, có rất nhiều chất tạo ngọt được sử dụng trong thực phẩm nhầm đáp ứng nhu cầu đa dạng về sản phẩm của người tiêu dùng như glucose, fructose, sucralose, maltose, lactose,… Trong đó, hiện nay, Sucralose đang dần được sử dụng phổ biến hơn do độ ngọt gấp khoảng 700 lần đường ăn. 

 

(Đường sucralose)

 

Sucralose là một chất làm ngọt nhân tạo thay thế đường, chất sucralose được tạo ra bằng cách khử clo trong môi trường nhiệt độ cao, pH thấp để thay thế ba nguyên tử clo cho ba nhóm hydroxyl (-OH). 

 

(Công thức của đường Sucralose)

 

Sucralose được phát hiện đầu tiên vào 1976 dưới sự nghiên cứu của hai tổ chức Tate & Lyle Ltd và Queen Elizabeth College, do hai nhà khoa học là Leslie Hough và Shashikant Phadnis trong lúc nghiên cứu cách sử dụng sucrose và các dẫn xuất tổng hợp của nó dùng trong công nghiệp và phát hiện chất này có vị ngọt, nhờ đó mà 2 ông đạt được bằng sáng chế chất.

 

Năm 1980, Tate & Lyle Ltd. đã hợp tác với tập đoàn Johnson & Johnson, một trong những tập đoàn lớn về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe, thành lập ra công ty McNeil.

 

McNeil được ra đời với mục đích thương mại hóa sucralose bằng cách trộn sucralose với maltodexin và dextrose (hai loại đường này đều được sản xuất từ ngô) để tạo ra một loại đường thay thế với nhãn hiệu khá nổi tiếng Splenda.

 

Tuy nhiên, sucralose lại ngọt hơn 400 đến 700 lần đường ăn dù nó không hề có calo, không có vị đắng như các loại đường khác. Từ đó, người ta xếp nó vào nhóm đường nhân tạo, chất tạo ngọt không chất dinh dưỡng (Non Nutritive Sweetener - NNS).

 

Sucralose có trong những sản phẩm nào?

 

Hiện nay nhờ tính chất tạo ngọt và thương mại hóa, Sucralose được phép sử dụng rộng rãi trên 80 quốc gia và xuất hiện trong các loại thực phẩm và đồ uống như nước ngọt, nước trái cây, nước chấm, sirokẹo, thức ăn tráng miệng, bánh nướng và trái cây đóng hộp,... đặc biệt là các loại thực phẩm, dược phẩm dành cho những người ăn kiêng, tiểu đường. 

 

(Các thực phẩm chứa đường)

 

Do chúng không tạo ra dư vị đắng nhiều như các chất tạo ngọt khác. Nên ngoài ra, Sucralose còn được ứng dụng trong sản xuất dược phẩm, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng và vitamin dưới dạng đường viên nén hay túi nhỏ. Hơn nữa, Sucralose có khả năng bền với nhiệt nhất, vì thế có thể được dùng trong các sản phẩm chế biến nướng. 

 

(Nhiều thực phẩm hiện nay chứa đường Sucralose)

 

Đi sâu về Sucralose hơn, hầu hết mọi người đều cho rằng NNS (cụ thể là Sucralose) chỉ là chất trơ. Tuy nhiên, sự thật lại không phải vậy. Sucralose đã được liên kết với việc kích hoạt thu thể ngọt Gr64a (sweet receptor), một thụ thể vị giác ở ruồi.

 

Trong khi đó, ở con người, thì chúng ta có TAS1R3 (một loại thụ thể vị giác / taste receptor) được liên kết với Sucralose. Không chỉ vậy, loài chuột cũng có TAS1R3. Và cả hai thụ thể này còn được gọi là T1R3. 

 

Các loại NNS như Sucralose không chỉ đơn giản đi qua cơ thể mà không gây bất kì tác động nào. Trên thực tế, Sucralose thường được xem là chất trơ là bởi vì các tác động của chúng quá nhỏ để có thể nhận được sự chú ý.

 

Lợi ích của Sucralose

 

Không gây sâu răng

 

Do Sucralose là loại đường nhân tạo có độ ngọt cao hơn đường ăn rất nhiều lần nhưng nó lại không có khả năng gây sâu răng. Lý do bởi vì nó không hề có phản ứng với các enzyme tiêu hóa, không tham gia vào quá trình chuyển hóa carbohydrate và các quá trình khác.

 

Ngoài ra, do thành phần hóa học của nó có Clo, một chất oxy hóa cực mạnh nên có khả năng chống khuẩn. Từ đó, Sucralose không hề ảnh hưởng đến men răng nên không kích thích sự phát triển của sâu răng như đường ăn thông thường. 

 

(Sucralose không ảnh hướng đến men răng như các đường ăn thông thường)

 

Không để lại hậu vị

 

Sucralose có vị ngọt hơn cả đường ăn nên khi dùng thì bạn sẽ cảm nhận vị ngọt ngay nhưng vài phút sao nó biến mất mà không để lại vị đắng nhẹ như đường hàng ngày.

 

Do Sucralose không có calo nên đây là chất ngọt được nhiều người ăn kiêng ưa chuộng. Vì khi dùng loại đường này bạn sẽ cảm giác no nhanh và làm bạn không ăn gì thêm, cơ thể sẽ dùng phần calo trong cơ thể để tạo ra năng lượng và nhờ đó bạn sẽ giảm cân. 

 

(Sucralose có thể sử dụng để giảm cân)

 

Sucralose có an toàn không?

 

Sucralose được sử dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm và dược phẩm, nó được xem là 1 trong 2 loại đường hóa học tương đối an toàn đối với con người theo CSPI (Center for Science in the Public Interest), một tổ chức phi chính phủ vận động người tiêu dùng tập trung tới vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm tại Mỹ.

 

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy nếu thường xuyên sử dụng các sản phẩm có chứa Sucralose có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho người dùng. Vì vậy không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều và thường xuyên.

 

Sucralose được cho là có ít hoặc không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và nồng độ insulin. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào việc bạn có thói quen sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo này không. Trong một khoảng thời gian ngắn và ở những người không thường xuyên sử dụng, thì sucralose sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhiều glucose và tiết ra insulin nhiều hơn.

 

Sucralose có độ ngọt gấp 700 lần đường mía, không hề chứa calo và được xem như một chất thay thế đường an toàn và lành mạnh cho con người.

 

Bên trên là thông tin về Sucralose, một loại đường nhân tạo không chứa calo, mong qua bài viết trên các bạn sẽ hiểu thêm về loại đường này hơn nhé.

 

Đến với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM AROMA

Đ/c: Tầng 2, Hado Airport Building, 02 Hồng Hà, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM 

Điện thoại: (+8428) 66747388  -  0972 913 136

Website: aromavn.com 

Mail: ritatran@aromavn.com

 

Ngày đăng 10/05/2022 bởi Admin

Copyright © 2021 - CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM AROMA