Đạm đậu nành (Soy Protein)

 

Đạm đậu nành (Soy Protein) là nguồn protein thực vật giàu dinh dưỡng, được chiết xuất từ đậu nành và chứa đầy đủ axit amin thiết yếu. Nhờ khả năng tăng đạm, cải thiện kết cấu và giữ nước, nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm như thịt thay thế, sữa thực vật, bánh kẹo và thực phẩm chế biến. Vậy, điều gì khiến đạm đậu nành trở thành lựa chọn phổ biến trong thực phẩm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này!

 

Đạm đậu nành (Soy Protein)

 

1. Đạm đậu nành (Soy protein) là gì?

Soy (đậu nành hay đậu tương) là giống cây thuộc họ đậu có nguồn gốc từ vùng Đông Á, giàu dinh dưỡng và đặc biệt giàu protein. Đạm đậu nành (Soy Protein) được chiết xuất từ hạt đậu nành sau khi tách béo, chứa đầy đủ 9 loại acid amin thiết yếu, giúp bổ sung nguồn đạm chất lượng cao.

Có bốn dạng phổ biến: Isolate Soy Protein (ISP), Soy Protein Concentrate (SPC), Soy Flour, Soy Protein Hydrolysate (SPH) mỗi loại có mức độ tinh khiết, hàm lượng đạm khác nhau. Không chỉ bổ sung protein, đạm đậu nành còn giúp cải thiện kết cấu, độ nhớt, khả năng giữ nước và nhũ hóa trong thực phẩm. 

Trong 100g đậu nành chứa khoảng 36g protein, cùng với một lượng nhỏ chất béo không no, vitamin và khoáng chất. Nhờ các đặc tính nhũ hóa, tạo gel và tạo bọt, đạm đậu nành giúp tăng giá trị dinh dưỡng và nâng cao chất lượng thực phẩm. Được xem là lựa chọn lý tưởng cho những người ăn chay hoặc muốn giảm tiêu thụ các sản phẩm từ động vật, được ứng dụng rộng rãi trong thực phẩm chức năng, đồ uống dinh dưỡng, bánh kẹo, thịt chay và thực phẩm chế biến sẵn. Đặc biệt, SPH thường có mặt trong các sản phẩm dành cho trẻ em, người cao tuổi hoặc bệnh nhân cần chế độ ăn dễ tiêu hóa nhờ khả năng hấp thu nhanh và ít gây kích ứng.

 

 

Protein đậu nành cung cấp tất cả các loại acid amin thiết yếu cho cơ thể

 

2. Các loại đạm đậu nành và thành phần dinh dưỡng

Quá trình sản xuất đạm đậu nành trải qua nhiều bước tách chiết, dựa vào mức độ tinh khiết của protein mà hình thành các loại đạm khác nhau, phù hợp với từng ứng dụng trong thực phẩm.

Soy Protein Concentrate (SPC): Chứa khoảng 65 - 80% protein, phần còn lại là carbohydrate (tinh bột) và chất béo. SPC được tạo ra bằng cách tách béo từ hạt đậu nguyên chất, sau đó xử lý nhiệt hoặc sử dụng dung môi hữu cơ. Nhờ khả năng giữ nước và cải thiện kết cấu, SPC thường được sử dụng trong thực phẩm chế biến như thịt chay, đồ hộp và sản phẩm thay thế sữa.

Soy Protein Isolate (ISP): Dạng tinh chế với hàm lượng protein trên 90%, sản xuất bằng phương pháp phân tách kiềm để loại bỏ gần như toàn bộ carbohydrate và chất béo. Nhờ độ tinh khiết cao, ISP thường có mặt trong thực phẩm chức năng, đồ uống dinh dưỡng và các sản phẩm yêu cầu hàm lượng đạm cao.

Soy Flour (bột đạm đậu nành): Dạng ít tinh chế hơn, có hàm lượng protein từ 40 - 60%, giữ lại một phần vỏ mỏng và đã tách béo. Bột đạm đậu nành được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm nhờ khả năng tăng hàm lượng đạm, cải thiện kết cấu và tạo độ sánh cho sản phẩm. Đặc biệt, nó giúp ổn định chất lượng bột mì trong làm bánh và tăng giá trị dinh dưỡng trong các sản phẩm từ ngũ cốc.

Soy Protein Hydrolysate (SPH): Đạm đậu nành thủy phân, sản xuất bằng công nghệ enzyme giúp phân cắt protein thành các peptide nhỏ hơn, dễ tiêu hóa và hấp thu hơn SPC và ISP. SPH thường được ứng dụng trong thực phẩm chức năng, sữa bột, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em và người cao tuổi.

 

3. Quy trình sản xuất đạm đậu nành

 

Sơ đồ quy trình sản xuất đạm đậu nành

 

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

Đậu nành được chọn lọc kỹ lưỡng, loại bỏ hạt lép, tạp chất và vỏ ngoài để đảm bảo chất lượng đầu vào.

Hạt đậu sau đó được làm sạch và xử lý nhiệt sơ bộ để giảm hoạt tính enzyme, giúp ổn định chất lượng protein.

 

3.2. Các bước chiết xuất protein

Tách béo: Dầu đậu nành được loại bỏ bằng phương pháp ép cơ học hoặc dung môi hữu cơ, thu được phần bã đậu giàu protein.

Chiết xuất protein: Protein được hòa tan trong dung dịch kiềm hoặc axit nhẹ, sau đó tách khỏi tạp chất bằng quá trình kết tủa, lọc và ly tâm.

Làm sạch và sấy khô: Hỗn hợp protein được rửa để loại bỏ các thành phần không mong muốn, sau đó sấy phun hoặc sấy khô bằng phương pháp khác để tạo ra bột đạm thành phẩm.

 

Đạm đậu nành giàu protein và acid amin thiết yếu

 

 

3.3. Kiểm soát chất lượng

Sản phẩm cuối cùng được kiểm tra hàm lượng protein, độ ẩm, độ tinh khiết và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Kiểm định chất lượng được thực hiện theo quy chuẩn, đảm bảo đạm đậu nành đáp ứng yêu cầu của ngành thực phẩm, thực phẩm chức năng và thức ăn chăn nuôi.

4. Ứng dụng của đạm đậu nành trong sản xuất thực phẩm

4.1.Trong sản xuất đồ ăn chức năng và bổ sung dinh dưỡng

Đạm đậu nành là nguồn protein thực vật chất lượng cao, cung cấp đầy đủ các axit amin thiết yếu, phù hợp cho chế độ ăn lành mạnh.

Được sử dụng trong sữa bột dinh dưỡng, thanh protein, bột bổ sung cho người tập luyện thể thao hoặc người có nhu cầu protein cao.

 

Thanh protein cho người tập luyện thể thao

 

Nhờ khả năng hấp thu tốt, đạm đậu nành còn có mặt trong các sản phẩm dinh dưỡng y tế dành cho người cao tuổi hoặc người cần phục hồi sức khỏe.

4.2. Trong sản xuất thực phẩm chế biến: các loại đồ uống, bánh kẹo, thịt chay, và các sản phẩm thay thế thịt.

Đồ uống: Là thành phần chính trong sữa đậu nành, sữa hạt, nước uống dinh dưỡng protein.

Bánh kẹo: Cải thiện kết cấu, giữ ẩm và nâng cao giá trị dinh dưỡng cho bánh quy, bánh mì, kẹo protein.

Thịt chay & sản phẩm thay thế thịt: Được sử dụng để tạo cấu trúc sợi thịt trong các sản phẩm như chả chay, xúc xích chay, burger chay.

Thực phẩm chế biến sẵn: Được thêm vào các loại xúc xích, giò chả, thịt viên nhằm tăng hàm lượng protein, cải thiện kết cấu và giảm chi phí sản xuất.

 

Đạm đậu nành ứng dụng phổ biến trong sản xuất thực phẩm

 

 

5. Sản phẩm Đạm Đậu Nành của Công ty AROMA

Công ty AROMA cung cấp các dòng sản phẩm đạm đậu nành chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong ngành thực phẩm:

Nguồn gốc xuất xứ: Nhập khẩu từ các nhà cung cấp uy tín, đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch.

Chứng nhận: Đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. 

Hàm lượng protein: Cung cấp các loại đạm đậu nành khác nhau (SPC, ISP, SPH) với hàm lượng protein từ 65% đến trên 90%, phù hợp với từng ứng dụng cụ thể.

 

 

Soy Protein Isolate Shandong Kawah

 

Kết luận

Đạm đậu nành là nguồn protein thực vật quan trọng, góp phần nâng cao giá trị dinh dưỡng và cải thiện kết cấu sản phẩm trong ngành thực phẩm.

Với tính ứng dụng cao, từ thực phẩm chức năng đến thực phẩm chế biến sẵn, đạm đậu nành là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.

Hãy để lại thông tin liên hệ hoặc liên hệ trực tiếp qua Hotline: +84972913136 để được tư vấn chi tiết, phù hợp với nhu cầu của anh/chị. Aroma sẵn sàng đồng hành cùng anh/chị trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

 

 

 
Ngày đăng 21/02/2025 bởi Admin

Copyright © 2021 - CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM AROMA