Chất bảo quản Sodium Benzoate trong thực phẩm: An toàn hay Không?
Natri Benzoate là một trong những chất bảo quản phổ biến nhất được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Nhờ tính an toàn và hiệu quả cao với vai trò quan trọng trong việc kéo dài hạn sử dụng và duy trì chất lượng sản phẩm, Natri Benzoat đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Chúng ta cùng tìm hiểu chất bảo quản này qua bài viết nhé!
1. Natri Benzoat là gì?
Natri Benzoat hay Sodium Benzoate là muối Natri của acid benzoic.
Được tổng hợp bằng cách trung hòa Natri Hydroxit (NaOH) với acid benzoic (C6H5COOH). Mặc dù nó không tồn tại tự nhiên, nhưng acid benzoic lại có trong nhiều loại thực vật như quả việt quất, quả mọng, táo, mận.
1.1. Công thức hoá học
-
Tên hóa học: Natri Benzoat.
-
Tên thương mại: Sodium Benzoate.
-
Chỉ số quốc tế: E211 (INS 211).
-
Lĩnh vực: phụ gia: chất bảo quản.
1.2. Tính chất của Natri Benzoat
1.3. Lịch sử và nguồn gốc
Năm 1988 đến nay, trong số acid benzoic được sản xuất ở Châu Âu, khoảng 60% là tiếp tục được xử lý thành phenol và 30% thành caprolactam (cho sợi nylon). 5% được sử dụng để sản xuất INS 211 và các dẫn xuất khác của benzoat, 3% cho benzoyl clorua và phần còn lại cho nhựa alkyd, este benzoat, chẳng hạn như metyl benzoat, và nhiều sản phẩm khác (Srour, 1989). Những tỷ lệ phần trăm này vẫn gần đúng cho đến ngày nay (Srour, 1998).
Nguồn tham khảo: international programme on chemical safety concise international chemical assessment document no. 26 benzoic acid and sodium benzoate
2. Phương pháp sản xuất
Quá trình điều chế có thể được thực hiện qua các bước chính sau:
Điều chế acid benzoic: trước tiên acid benzoic được điều chế từ các nguồn carbon hữu cơ như toluen hoặc phenol thông qua quá trình oxy hóa hoặc carboxylation.
Tạo muối: acid benzoic sau đó được trung hòa bằng natri hydroxit để tạo thành muối Sodium Benzoate.
Chiết tách và tinh chế: Sau khi tạo thành muối, quá trình chiết tách và tinh chế được thực hiện để loại bỏ tạp chất và sản phẩm cuối cùng được tinh luyện và đạt tiêu chuẩn chất lượng.
3. Công dụng của chất bảo quản Sodium Benzoate:
3.1. Bảo quản thực phẩm:
Nhờ tính an toàn và hiệu quả cao, E211 thường được ứng dụng trong sản phẩm như nước giải khát có gas, nước sốt, mứt trái cây…
Cơ chế hoạt động: có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, nấm men hoặc nấm mốc trong môi trường acid, hoạt động tốt nhất ở độ pH dưới 4.5.
INS 211 được sử dụng trong các loại thực phẩm có tính acid như dầu giấm, đồ uống có ga, các loại mứt, nước trái cây, dưa chua và các loại gia vị…
3.2. Các ứng dụng khác:
Trong dược phẩm:
Sodium Benzoate bảo quản thuốc bằng cách ức chế vi khuẩn, mốc trong quá trình sản xuất.
Trong các sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da và tóc
Ứng dụng trong công nghiệp:
Được sử dụng trong pháo hoa như một nhiên liệu trong hỗn hợp còi, một loại bột phát ra tiếng hú, rít khi nén vào ống và đốt cháy.
4. Natri Benzoat có độc không? An toàn và mối quan ngại về sức khỏe
International Programme on Chemical Safety (IPCS) không tìm thấy ảnh hưởng có hại nào cho con người với liều lượng 647 - 825 mg/kg khối lượng cơ thể mỗi ngày.
Đồng thời, nhà sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về hàm lượng được phép sử dụng INS 211 ở các nước khác nhau trong quy trình chế biến sản xuất, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Nguồn tham khảo: international programme on chemical safety concise international chemical assessment document no. 26 benzoic acid and sodium benzoate
4.1. Tác dụng phụ tiềm ẩn khi sử dụng quá liều:
Gây các triệu chứng viêm, dị ứng như nổi mề đay, sưng tấy quanh miệng.
4.2. Tương tác với các chất khác:
Một lưu ý hết sức quan trọng về việc sử dụng Sodium Benzoate khi kết hợp với acid ascorbic (Vitamin C) sẽ tạo thành benzen - một chất gây ung thư. Năm 2006, FDA đã yêu cầu các nhà sản xuất không sử dụng kết hợp hai chất vitamin C và Natri Benzoate. Nếu buộc phải kết hợp, họ sẽ sử dụng nồng độ Vitamin C cao và hàm lượng Sodium Benzoate thấp. Vì khi đó, vitamin C sẽ đóng vai trò như chất chống oxy hóa thay vì phản ứng với Sodium Benzoate.
5. Quy định pháp lý:
Tham chiếu theo Phụ lục I thông tư 24/2019/TT-BYT nước ta quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm, hàm lượng sử dụng là dưới 0.05% - 0.2% theo trọng lượng và tùy thuộc loại sản phẩm.
Tại Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) công nhận E211 là phụ gia thực phẩm an toàn (GRAS). Hàm lượng tối đa cho phép trong thực phẩm là 0,1% theo trọng lượng.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra mức tiêu thụ hàng ngày chấp nhận được (ADI) là 0 - 5 mg/kg trọng lượng cơ thể. Nghĩa là với một người nặng 40kg, lượng natri benzoat tối đa có thể tiêu thụ mỗi ngày là 200mg.
6. Các lựa chọn thay thế cho Sodium Benzoate
- Chất bảo quản tự nhiên: chiết xuất hương thảo, quả nam việt quất, quả lựu, trà xanh, axit citric.
- Các chất bảo quản tổng hợp khác: Kali Sorbate (Potassium Sorbate), Natri Propionat (Sodium Propionate).
Hiệu quả của các chất bảo quản tự nhiên thường kém hơn so với các chất bảo quản tổng hợp. Lý do vì sao thì chủ đề này khá dài, Aroma sẽ giải thích ở một bài viết sắp tới.
Kết luận
Natri Benzoat (INS 211) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm nhờ khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và nấm men, giúp kéo dài thời hạn sử dụng và duy trì chất lượng sản phẩm. Được công nhận là an toàn khi sử dụng ở hàm lượng thích hợp, theo các cơ quan quản lý như FDA, WHO.
Aroma cung cấp tất cả các dòng phụ gia, gia vị tự nhiên, tinh dầu, hương liệu dùng trong thực phẩm và công nghiệp với tiêu chí:
-
Đảm bảo chất lượng trong từng lô hàng.
-
Luôn cập nhật những thông tin hữu ích về các sản phẩm trên website.
-
Hỗ trợ tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
-
Hãy liên hệ với Aroma để đặt mua sản phẩm chính hãng với giá cả cạnh tranh.
Aroma luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!
Liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần tư vấn về sản phẩm nhé!